Use Case diagram là gì?
Use case diagram thể hiện sự tương tác giữa các người dùng khác nhau và hệ thống thông qua các trường hợp cụ thể có thể xảy ra.
Use case diagram thể hiện sự tương tác giữa các người dùng (actor) khác nhau và hệ thống thông qua các trường hợp cụ thể có thể xảy ra (use case). Use case có thể là các hành động, dịch vụ, hay chức năng mà hệ thống cần phải đáp ứng. Actor có thể là người dùng hay một thực thể của hệ thống. System (hệ thống) là phần đang cần được xây dựng để đáp ứng các use case, có thể là một ứng dụng di động hay một website.
Tại sao cần phải có use case diagram
Use case diagram giúp trực quan hóa các functional requirements của hệ thống, từ đó dẫn đến các lựa chọn khác khi thiết kế hệ thống sau này.
Nó cũng giúp xác định các đối tượng, thực thể (actor) bên trong và bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hệ thống mà chúng ta cần phải quan tâm.
Ngoài ra nó còn giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan của hệ thống khi nhìn từ bên ngoài, các hệ thống tương tác với các actor mà không cần quan tâm đến chi tiết bên trong.
Các ký hiệu của use case diagram
System
System là hệ thống mà chúng ta đang xây dựng, chứa các use case. Các actors sẽ được đặt bên ngoài system.
Use case
Use case đại diện cho các chức năng của hệ thống.
Actor
Actor là đối tượng mà hệ thống phục vụ, có thể là người dùng hoặc là một hệ thống khác.
Relationship
Use case diagram bao gồm hai mối liên hệ (relationship) là include và extend.
Include thể hiện sự phụ thuộc của một use case vào một use case khác.
Extend thể hiện các tùy chọn mở rộng khác có thể có của một use case.
Use case diagram tips
Khi suy nghĩ về các use case, hãy nghĩ về mục đích cuối cùng của người dùng. Người dùng không muốn “login” hay “sign up”. Vì vậy đây không phải là use case, thay vào đó use case có thể là “make a purchase”.
Actor không cần có tên, actor thể hiện vai trò (role) của một ai đó/cái gì đó khi tương tác với hệ thống của chúng ta.
Ví dụ app đặt xe
Nguồn ảnh: https://thinhnotes.com/chuyen-nghe-ba/use-case-diagram-va-5-sai-lam-thuong-gap